Tháp cổ Vĩnh Hưng được du khách tham quan xem như một ngôi tháp cổ ngàn năm đầy bí ẩn. Đây có thể nói là một địa điểm du lịch rất riêng và độc đáo có tiếng của du lịch miền Tây.
Giới thiệu sơ lược về tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng có kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất ở Tỉnh Bạc Liêu. Nó có những giá trị văn hóa đặc biệt riêng, và đã được khẳng định qua nhiều lần khai quật, khảo sát. Năm 1992 tháp cổ Vĩnh Hưng được Bộ văn hóa thông tin và du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có hình dáng chữ nhật, và đã được bảo tồn phục chế lại củng khá nhiều. Chính điện là bộ Linga Yoni đại diện cho âm dương hòa hợp, hiện bản chính đang được bảo tồn. Bên ngoài tháp đã bị phủ rong rêu và bong chóc vì nó đã hơn nghìn năm tuổi. Tháp lót nền bằng gạch đỏ, từ độ cao 4,15 m trở lên gạch màu trắng xám, kích thước lớn hơn, nhẹ hơn gạch phía dưới. Di sản này có nguồn gốc liên quan đến Phật Giáo. Nơi đây còn rất nhiều di vật đồ đá xung quanh tháp.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có gì mà hấp dẫn du khách
Tháp cổ Vĩnh Hưng cực kỳ đơn giãn vời thiết kế các lớp tường bao bọc xung quanh tháp. Nóc tháp thì được làm thành vòm có một cửa quay về hướng Tây. Tháp được thiết kế với chiều cao của tháp hơn 8m, đã trừ phần của đỉnh đã bị hư hại. Hai bên cạnh chân tháp thì rộng 5,6m và 6,9m. Phải nói kỷ thuật thiết kế xây dựng của người Khmer cổ rất tốt và chắc chắn. Họ dùng gạch nung gắn kết với nhau rất đều, không lộ nổi một kẻ hở. Đến nay vẫn chưa ai khám phá nổi kỳ diệu làm nên sự chắc chắn trải qua nghìn năm này. Vào chính điện sẽ thấy một bàn tay vị thần linh làm bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng. Một phần thân dưới của tượng nữ thần được tạc bằng đá xanh. Tượng nữ thần Brahma với mặt bằng đồn… và nhiều vật thờ khác.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh hưng được xây dựng vào thế kỷ IX. Các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều cổ vật được chôn dưới lòng đất quanh tháp. Hiện đỉnh tháp đã sập, nhưng tháp vẫn cao hơn 8 mét, với hình dáng chữ nhật. Thời Việt Nam Cộng Hòa được xếp hạng thứ 14 trong danh sách các di tích lịch sử lâu đời của Nam kỳ. Giai đoạn từ 1911 – 1959, người Pháp đã phát hiện rất nhiều linh vật thờ cúng ở đây. Tấm bia tìm thấy ở trong chùa cạnh tháp được khắc bằng chữ Phạn cổ. Nội dung được ghi vào tháng Karhila năm 814,tức là năm 892 sau công nguyên. Người ghi trên bia là đức vua thời ấy có tên Yacovan Man.
Tháp cổ Vĩnh Hưng nằm ở đâu?
Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Di tích này là kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây. Tháp rất có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa của Tỉnh Bạc Liêu.
Giá vé và chi phí tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Hiện tại tháp cổ Vĩnh Hưng không có bán vé tham quan bạn nhé. Các bạn có thể đến đây tham quan miễn phí mà không bận tâm gì nhé. Chi phí duy nhất các bạn tốn là 5.000 đồng tiền gửi xe để vào tham quan.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng mở cửa đón khách quanh năm, cho nên bạn có thể đến đây bất kỳ mùa nào trong năm. Dù mưa hay nắng thì bạn đều có thể tham quan trong nhà hay ngoài trời bạn nhé.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến tháp cổ Vĩnh Hưng
Máy bay:
Hiện nay có nhiều hãng đang khai thác dịch vụ về miền tây. Để đến được tháp cổ Vĩnh Hưng bạn phải đáp xuống sân bay Cà Mau. Sau đó di chuyển về Bạc Liêu với hành trình khoảng 1 giờ 30 phút. Hành trình đoạn đường khoảng 50km. Sau đó nghỉ ngơi thuê xe máy theo google map đến tham quan tháp cổ.
Xe máy, Ô tô
Từ Sài Gòn xuất phát trên đường Trường Chinh hướng về ngã tư An Sương. Qua cầu Tham Lương rẽ trái vào Phan Văn Hớn. Đi 2.2km rẽ trái tại Ngã tư Bà Điểm vào Xa lộ Đại Hàn. Tiếp tục đi tiếp 4.4km thì đi bên phải để vào đường QL1A. Di chuyển thêm 60km qua cầu Mỹ Thuận 1 đến vòng xoay, vào lối ra thứ 1 đi tiếp 7.2km. Tiếp tục di chuyển thêm 61.5km vào Quản Lộ – Phụng Hiệp tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Đi tiếp trên QL1A 38km đến ngã năm tại thuộc Sóc Trăng rẻ vào lối 2. Đoạn Quản Lộ – Phụng Hiệp đi tiếp 9km nữa là bạn đã đến địa phận huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Nghỉ ngơi lấy lại sức sau đó cùng google đi đến tháp tham quan.
Xe khách
Ra bên xe tỉnh, đón xe đi thẳng xuống bến Bạc Liêu. Cách này nhanh nhất và đỡ mất sức, tha hồ ngủ nghỉ đến nơi. Tuy nhiên nó không có được cảm giác trải nghiệm như xe máy.
Ăn gì khi đi tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Ba khía Bạc Liêu
Ba khía là món ăn không thể nào bỏ qua khi bạn đi tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng. Món ba khía được coi là món ăn dành cho người nghèo thời xưa, cho nên nó được làm rất mặn. Nhưng ngày nay nó trở thành đặc sản bởi chỉ có ở miền Tây mới có và đặc biệt ở Bạc Liêu mới ngon. Ba khía được làm chế biến rất nhiều món như: rang me, rang muối, luộc hấp…
Bún nước lèo
Bún nước lèo đã quá nội danh khắp làng ẩm thực du lịch Việt Nam. Bún nước lèo là đặc sản của người Sóc Trăng, tuy nhiên ở Bạc Liêu bún củng cực kỳ hấp dẫn. Với tay nghề nấu nướng của người dân Bạc Liêu, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận thích thú. Đây là món bún đầy dân dã mà lại dễ ghiền bởi thứ nước lèo vừa thanh lại đậm đà mùi cá sông.
Bánh canh tôm nước cốt dừa
Đây có thể gọi là một món bánh canh cực lạ không chỉ ở Bạc Liêu mà còn của Việt Nam. Bánh canh kết hợp với tôm đã đủ thú vị vậy mà còn nấu với nước cốt dừa. Thêm một điểm hấp dẫn sợi bánh canh trắng đục, mềm thơm.. Bánh canh có thể nấu biến tấu ngoài nguyên liệu tôm, có thể dùng cua và hến để thay đổi.
Bánh tằm ngan dừa
Bánh tằm ngan dừa ở Bạc Liêu rất khác so với món bánh tằm đặc sản của miền Tây. Bánh tằm này được cho là có hương vị chuẩn nhất, công phu nhất. Ăn thử một miếng bánh tằm là thấy cả một sự kỳ công nơi người nấu. Với nước dừa béo khi ăn kèm với lại bánh tằm, thêm mộ ít dưa leo, rau thơm và giá đỗ lại không hề thấy ngán một tý nào.
Ở đâu khi đến tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng
Vì tháp cổ Vĩnh Hưng nằm gần trung tâm thành phố Bạc Liêu. Cho nên bạn cứ ăn chơi chụp choẹt tẹc ga rồi về thành phố mà nghỉ ngơi lấy sức. Điều kiện thành phố không tốt như những thành phố du lịch khác. Nhưng hệ thống khách sạn nhà nghỉ ở đây đủ đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của các bạn khi đến đây.
- Hoàng Giang Hotel – Địa chỉ: 47 Trần Huỳnh, TP. Bạc Liêu
- Royal Hotel – Địa chỉ: số 8 Phan Đình Phùng, P. 3, Bạc Liêu
- Sài Gòn Bạc Liêu Hotel – Địa chỉ: 02-04-06 Hoàng Văn Thụ, P.3, Bạc Liêu
- Lê Minh Hotel – Địa chỉ: số 94 đường 23/8 ấp Trà Kha, P.8, Bạc Liêu
- Khách sạn Trần Vinh – Địa chỉ: 85-87 Hai Bà Trưng, P.3, TP. Bạc Liêu
- Nhà nghỉ Yến Nhi – Địa chỉ: P.7, TP. Bạc Liêu
- Nhà khách công đoàn – Địa chỉ: P.7 TP Bạc Liêu
- Nhà nghỉ Bình An, – Địa chỉ: 42 Lê Duẩn, P.3, TP. Bạc Liêu
- Nhà nghỉ Tân Hồng – Địa chỉ: 619 Trần Phú, P.7, TP. Bạc Liêu
- Nhà nghỉ 66 Bạc Liêu – Địa chỉ: P. 2, TP. Bạc Liêu
Lưu ý
Tháp cổ Vĩnh Hưng là nơi lưu trữ kỷ vật rất xưa, cho nên bạn không được sờ mó lung tung gấy mất hiện trạng củ. Đây là nơi tâm linh cho nên các bạn nhớ ăn mặc kín đáo khi đến đây tham quan bạn nhé.
Tham khảo thêm: Vị trí Tháp Cổ. Ngoài ra các bạn có thể tìm đến các khu du lịch nổi tiếng khác củng thuộc thành phố Bạc Liêu như: