Phố Cổ Hội An là bạn có cơ hội ngắm nhìn phố cổ với nhiều khu phố hẹp, ngắn, chia cắt như bàn cờ. Tham quan sự tồn tại của hàng trăm ngôi nhà cổ với kiến trúc xưa cũ mang giá trị lịch sử theo năm tháng.
Giới thiệu sơ lược về Phố Cổ Hội An
Phố cổ Hội An rất đẹp, là trung tâm sản sinh ra nhiều tấm ảnh nổi đình nổi đám trên mạng gần đây. Hội An đẹp không ngây ngất, không ào ào.. một vẻ đẹp từ tốn thư thả. Đi du lịch đến đây, du khách sẽ cảm nhận được cả một khu phố được phủ màu vàng củ kỷ. Đêm về rực rỡ ánh đèn lồng khắp cả khu phố. Nơi này đã hơn 300 tuổi đời và mọi thứ vẫn vậy. Cách cảm nhận vẻ đẹp Hội An rất riêng, không giống như các thành phố hiện đại khác. Đó chính là lý do các tay săn ảnh luôn về đây sản xuất cho mình những tấm ảnh để đời.
Hình ảnh phố cổ Hội An ươm đầy nắng giữa trưa với những vách tường được quét vôi vàng đất. Nó bật lên một nét đẹp ngọt ngào nếu bạn ngắm nhìn con phố từ những gác vọng lầu trên cao. Đến với địa điểm du lịch này bạn sẽ thấy nó không quá nhỏ bé so với những thành phố lớn khác. Nhịp sống nơi đây chậm rãi nhẹ nhàng, mọi thứ cứ nhẹ nhàng trôi vào lòng người, thật vi diệu. Chúng ta có thể khám phá nhiều hơn ở đây khi tham quan công viên đất nung hay làng rau Trà Quế.
Phố cổ Hội An có gì mà hấp dẫn du khách
Hệ thống di sản di tích bảo tồn lâu năm
Điểm nổi bật của Phố Cổ Hội An đó là hành trình tham quan hàng quán trong phố cổ và tham gia các hoạt động vui chơi đặc sắc. Hội An là một trong những đô thị hiếm hoi còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị văn hoá, các công trình dẫu qua nhiều biến cố lịch sử. Nếu bạn là người có niềm đam mê tìm hiểu về những giá trị xưa, thích không khí bình yên, hoài cổ thì đây là điểm đến tuyệt vời dành cho bạn, khiến bạn mê mẩn không thôi. Theo thống kê, Hội An có tới 1360 di tích bao gồm nhà cổ, giếng nước cổ, nhà thờ tộc, chùa, miếu, mộ cổ…
Hệ thống di sản phi vật thể
Ngoài giá trị văn hoá kiến trúc đồ sộ. Phố cổ Hội An còn là nơi lưu giữu giá trị di sản văn hoá phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú. Thông qua các lễ hội, nghệ thuật dân gian, các hoạt động tín ngưỡng… Hầu như làng chài ven biển nào ở Quảng Nam cũng đều có đền thờ cá Ông (cá voi) khi xác cá bị sóng đánh trôi dạt vào bờ. Đến với Hội An, du khách có cơ hội tìm hiểu về lễ tế cá Ông. Lễ được người dân nơi đây tổ chức vào dịp cầu ngư hằng năm vào tháng 2 âm lịch.
Những ngày diễn ra lễ hội có các hoạt động hát chèo Bả Trạo. Những người tham gia vừa hò vừa lĩnh xướng và làm động tác chèo thuyền trên cạn nhằm miêu tả cảnh hoạt động của người dân chài trên sóng nước. Những câu hát mang nội dung gửi lời tri ân cá Ông đã cứu giúp người dân đi biển thoát khỏi những hoạn nạn khi lao động trên biển cả. Đó là một nét đẹp trong văn hoá nơi đây. Thể hiện sự biết ơn, tôn kính đến linh vật giúp đỡ mình. Ngoài lễ hội chính, còn có các hoạt động đua thuyền, thể hiện sức dẻo dai, bền bỉ của mỗi con người làm nghề trên sóng nước quanh năm.
Chùa Cầu Hội An
Trong khu phố cổ, có nhiều di tích nổi bật. Đặc biệt là vô cùng nhiều những ngôi chùa, có thể kể đến như chùa Cầu. Chùa Cầu nằm cuối con đường Trần Phú, chùa do thương gia người Nhật Bản xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Xây theo kiểu “thượng gia hạ kiều” tức trên là nhà, dưới là cầu. Chùa còn có tên là “Lai Viễn Kiều” nghĩa là cầu của những người khách phương xa. Nối liền khu dân cư người Nhật làm ăn buôn bán ở Hội An với khu dân cư người Việt – Hoa.
Chùa Cầu còn được gọi là chùa Nhật Bản. Nhưng qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo lại, có vẻ như chùa ngày càng mang nét Việt – Hoa hơn so với ban đầu. Chùa Cầu nằm ngang bắt qua lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Chùa có cấu trúc vô cùng đặc biệt, chiều dài khoảng 18m, rộng 3m. Mặt cầu cong lên ở giữa và mái lớp ngoái âm dương che kín cả chiếc cầu cũng uốn cong theo mặt cầu một cách mềm mại. Chùa và cầu được làm từ gỗ sơn son được chạm trỗ các chi tiết tỉ mỉ. Một đầu cầu đặc tượng khỉ, đầu còn lại đặt tượng chó. Nhằm thể hiện ngụ ý chùa được xây dựng từ năm Thân đến năm Tuất thì hoàn thành. Trong chùa thờ tượng gõ Bắc Đế Trấn Võ, một vị thần bảo vệ xứ sở, ban niềm hạnh phúc cho con người.
Hội quán Phúc Kiến
Ta có thể nhìn thấy dấu ấn của văn hoá Trung Hoa qua các đường nét kiến trúc tại các Hội quán trong phố cổ Hội An. Trong đó, Hội quán Phúc Kiến là công trình nổi bật nhất nằm tại số 46 đường Trần Phú. Hội quán nổi bật bởi vẻ uy nghiêm, tráng lệ nằm trong một khuôn viên rộng lớn. Mang nét đẹp kiến trúc đậm dấu ấn của người Phúc Kiến. Đây là nơi nổi tiếng về tâm linh, tín ngưỡng ở Hội An. Người dân cũng như du khách thường vào đây thắp hương khấn cầu sức khoẻ, tài lộc.
Hội quán Ngũ Bang
Một hội quán khác xuất hiện sớm nhất ở Phố cổ Hội An. Đó chính là Trung Hoa Hội Quán hay còn gọi là Hội quán Ngũ Bang. Được xây dựng từ năm 1741 và là điểm sinh hoạt văn hoá của người Hoa kiều, không phân biệt quê quán. Kiến trúc của Trung Hoa Hội Quán vừa mang phong cách đặc trưng của người Hoa nói chung. Vừa pha trộn một số chi tiết trang trí đặc trưng của địa phương Hội An.
Trèo thuyền thả đèn hoa đăng
Bên cạnh hành trình tham quan, khám phá, du khách có thể tham gia các hoạt động vui chơi đặc sắc tại Phố Cổ Hội An. Khi phố cổ lên đèn, mọi ngõ ngách khắp phố cổ cũng bừng sáng lung linh huyền ảo với một con phố ngập tràn lồng đèn. Bạn có thể ngồi trên các chiếc thuyền nhỏ trên dòng sông Hoài sóng lênh đênh. Đặc biệt vào những đêm trăng rằm, đừng quên tham gia lễ hội thả đèn hoa đăng. Chứng kiến một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của phố cổ về đêm. Những chiếc hoa đăng đầy màu sắc trôi trên dòng sông làm khung cảnh thêm lung linh, huyền ảo. Mỗi chiếc đèn được thả như mang ước nguyện của mỗi người muốn gửi gắm vào ngày mai.
Xe múa dân gian ký ức Hội An
Tham gia show Ký ức Hội An để xem những màn trình diễn đặc sắc. Bạn sẽ mê mẩn trước những điệu múa trong trang phục áo dài truyền thống và nón lá. Những phần trình diễn kết hợp giữa nghệ thuật và văn hoá được diễn ra tại Công viên Văn hoá chủ đề Ấn tượng Hội An. Bữa tiệc âm nhạc này sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng mỗi người xem. phát hoạ lại những tinh tuý của văn hoá, của lịch sử nước nhà.
VinpearlLand Nam Hội An
Muốn thoát khỏi sự trầm lặng của phố cổ, chào mừng bạn đến với Vinpearland Nam Hội An. Vinpearland Nam Hội An được đưa vào hoạt động vào năm 2018. Với khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, bạn có thể “quẩy” hết mình. Và thử nhiều trò chơi vô cùng thú vị như vòng xoáy Sicko, Twiss Tower…
Bãi tắm An Bàng
Trong những ngày hè nóng bức, bạn hãy tìm về với bãi tắm An Bàng. Bãi tắm từng được lọt top những bãi tắm đẹp nhất thế giới. Nằm thư giãn trên bãi cát trắng, hứng từng làn gió biển thổi vào, nghe tiếng sóng vỗ về. Bạn sẽ trút bỏ hết mọi muộn phiền, thư thái hưởng thụ những khoảnh khắc bình yên nhất của cuộc sống.
Lắc thúng trong rừng dừa Bảy Mẫu
Một trong những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi đã đến phố cổ Hội An. Đó là xem biểu diễn lắc thuyền thúng trong rừng dừa nước Bảy Mẫu. Nếu có thể, không chỉ xem mà chính bạn có thể tham gia vào trò chơi đặc sắc này. Bạn yên tâm về vấn đề an toàn vì những người thực hiện điều khiển trò này là những người dân địa phương. Họ có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa bạn sẽ được bảo đảm an toàn nhờ được trang bị áo phao bảo hộ. Cũng như công tác đảm bảo an toàn cho du khách nhỡ không may rơi khỏi thúng trong lúc tham gia trò chơi.
Tham quan làng nghề truyền thống ở Phố Cổ Hội An
Khi đi du lịch Phố Cổ Hội An, du khách không chỉ loanh quanh trong phố cổ không thôi. Mà còn có thể khám phá những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở nơi đây. Du khách có thể đến thắm quan làng gốm Thanh Hà hơn 600 năm tuổi. Tham quan Công viên đất nung Thanh Hà, là công viên gốm lớn nhất của Việt Nam. Công viên với các mô hình kỳ quan thế giới thu nhỏ bằng gốm được tạo nên bởi bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân. Hay đến với làng mộc Kim Bồng, nơi tạo ra nhiều tác phẩm điêu khắc đầy tinh xảo, được sử dụng trong kinh thành Huế, nhận được sự tán thưởng của nhà vua.
Tham quan hệ thống vườn rau sinh thái tại Phố Cổ Hội An
Nếu yêu thích du lịch sinh thái, hãy thử đến thăm làng rau Trà Quế. Vườn rau xanh mướt, được trồng bằng các phương pháp hữu cơ. Đây là niềm tự hào về thực phẩm sạch của người dân địa phương. Bạn có cơ hội được chính tay mình trồng trọt, bón phân, tưới tiêu cho các luống rau. Được hoà vào khung cảnh yên bình, hít thở không khí trong lành.
Thiên đường chụp hình check in sống ảo
Một số điểm chụp hình sống ảo ở Phố Cổ Hội An khiến bạn phải chết mê chết mệt nhất định phải ghé khi đến đây.
- Phố Cổ Hội An
- Chùa Cầu Hội An
- Con phố Hoàng Văn Thụ
- Chụp ảnh bên Hội quán
- Nhà Cổ Tấn Ký
- Đi dạo bờ sông Hoài
- Ngắm dãy phố đèn lồng
- Sân bóng rổ Lễ Nghĩa
- Con đường trải dài Hoa
Hoặc một số điểm tham quan chụp hình ảnh đẹp xung quanh khu vực phố cổ Hội An
- Làng gốm Thanh Hà
- Làng lụa Hội An
- Vinpearl Hội An
- Biến Cửa Đại
- Khu sinh thái rừng dừa
Các bạn cập nhật những gốc chụp đẹp ở đây qua link: Hình Ảnh Phố Cổ Hội An
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Phố Cổ Hội An
Qua các kết quả nghiên cứu khảo cổ di tích mộ táng và điểm dân cư. Với nhiều công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tìm thấy được. Tất cả chúng qua quá trình khai quật đã chứng tỏ vào đầu Công nguyên. Đây là nền móng cảng thị đã bắt đầu manh nha hình thành ở Hội An.
Giai đoạn từ thế kỷ IX – X
Dưới thời của vương quốc Chăm Pa, Hội An với tên gọi Lâm Ấp. Hội An đã từng là một cảng giao thương tương đối phát triển. Thu hút nhiều thương nhân đến từ Ba Tư, Trung Quốc, Ả Rập đến buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Giai đoạn thế kỷ XV
Với môi trường tự nhiên thuận lợi, cùng với việc dân cư Đại Việt và người Nhật, người Hoa bắt đầu đến đây định cư từ cuối thế kỷ 15. Thương cảng Hội An được tái sinh và phát triển thịnh vượng.
Giai đoạn thế kỷ XVI
Vào thế kỷ XVI, Hội An là thương cảng lớn nhất ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Thương cảng tập trung giao thương với nhiều tàu thuyền các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Vì vậy, Hội An là nơi giao thoa, kết hợp của nhiều nền văn hoá phương Tây và phương Đông. Thể hiện qua đặc trưng của các công trình kiến trúc và nền ẩm thực.
Giai đoạn thế kỷ XIX
Nền kinh tế Hội An suy thoái dần do nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến là sự chính sách hạn chế mở cửa giao thương của triều đại phong kiến. Hội An nhường cơ hội phát triển cho thương cảng mở ra ở Đà Nẵng. Tuy mất đi vai trò kinh tế về buôn bán hàng hoá vào Đà Nẵng. Nhưng nhờ vậy Hội An mới bảo tồn được quần thể kiến trúc đô thị cổ độc đáo, tránh sự tác động của quá trình đô thị hoá. Vì vậy, ngày nay chúng ta mới có một công trình văn hoá được công nhận mang tầm cỡ quốc tế. Hội An đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.
Phố Cổ Hội An nằm ở đâu?
Phố Cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn. Cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông. Cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Cách thành phố Tam Kỳ gần 50km về phía Đông Bắc. Diện tích phần đất liền của thành phố là 46,22 km2 . Trong đó khu phố cổ rộng 5 km2 là khu đô thị cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào ngày 04/12/1999. Hội An có lợi thế nằm gần sân bay Chu Lai của tỉnh Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Đồng thời nằm trên “Con đường di sản văn hoá miền Trung” Hội An – Mỹ Sơn – Huế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến du lịch hằng năm.
Giá vé và chi phí tham quan Phố Cổ Hội An
Phố cổ Hội An là điểm tham quan hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên các dịch vụ ăn uống vui chơi ở đây đều có thu phí bạn nhé. Bạn có thể ăn các suất đồng giá 35.000 đồng trong khu ẩm thực, hoặc ghé những quán cafe dạ cổ. Mua sắm quà lưu niệm trong chợ đêm hoặc tham gia chèo thuyền lắc thúng…
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Phố Cổ Hội An
Thời gian thích hợp để đến với Phố Cổ Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4. Khí hậu của mùa xuân, đầu hè khá mát mẻ, dễ chịu, thích hợp để ham quan, khám phá. Không nên đi vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè. Bởi lúc này nhiệt độ khá cao, không khí oi bức làm bạn không thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây vào khoảng tháng 8 – tháng 11. Là mùa mưa nên không thể tránh khỏi việc xuất hiện mưa bất chợt, tuy nhiên tiết trời mát mẻ sau cơn mưa cũng khá dễ chịu. Bạn có thể ghé thăm phố cổ vào những ngày rằm hằng tháng. Để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp phố Hội về đêm, nghe những câu hát cổ truyền, tham gia các trò chơi dân gian.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Phố Cổ Hội An
Máy bay
Nhờ vào vị trí thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Hội An rất được lòng du khách khi lựa chọn ghé thăm. Để thực hiện chuyến đi, du khách có thể mua vé máy bay hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng. Sau đó di chuyển bằng taxi hoặc xe buýt đến Hội An. Du khách dễ dàng tìm thấy cho mình một chiếc taxi tại sân bay Đà Nẵng. Và mất khoảng 50 phút với chi phí dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng tuỳ vào loại xe và hãng xe. Nếu muốn một chuyến đi thật tiết kiệm, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt. Du khách bắt xe tại bến xe buýt số 1. Tuyến bến xe trung tâm Đà Nẵng – bến xe Hội An. Với giá chỉ khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng tuỳ từng thời điểm. Và mất khoảng 70 – 80 phút để đến nơi.
Tàu lửa
Nếu bạn không đi bằng máy bay mà đi bằng tàu hoả. Bạn có thể mua vé tại nhà ga gần nơi bạn ở hoặc mua thông qua trang web của Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Chọn ga đến là ga Đà Nẵng và di chuyển như cách trên để đến Hội An.
Xe khách
Một lựa chọn nữa là đến Phố Cổ Hội An bằng xe khách. Bạn có thể đi trực tiếp đến Hội An bằng những chuyến xe đường dài. Ví dụ, bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể lựa một số nhà xe như Hợp tác xã Vận tải du lịch Hội An, Hạnh Cafe…
Xe máy
Và lựa chọn cuối cùng là xe máy dành cho các bạn ở các bạn ở gần như Đà Nẵng. Bạn có thể đi theo hướng Quốc lộ 1A hoặc đi qua cầu sông Hàn theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An. Bạn nên sử dụng phần mềm bản đồ hoặc tham khảo kinh nghiệm của những người khác để chuyến đi được thuận lợi hơn. Trên đây là một số gợi ý về lựa chọn phương tiện để du khách có thể đến Phố Cổ Hội An cổ kính.
Ở đâu khi đi tham quan Phố Cổ Hội An
Khách sạn ở Phố Cổ Hội An sở hữu kiến trúc kết hợp giữa hiện đại và hoài cổ. Tạo nên sự độc đáo, đẹp mắt thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Khách Sạn
Một số khách sạn ở đây có thể gợi ý cho bạn như:
- Khách sạn & Spa Lantana Hội An Boutique.
- La Residencia Hoi An Boutique Hotel and Spa.
- Acacia Heritage Hotel…
Resort Hội An
- Tropical Beach Hoi An Resort.
- Belle Maison Hadana Hoi An Resort & Spa…
Homestay
Hoặc bạn có thể lựa chọn loại hình lưu trú đang rất phổ biến hiện nay là homestay. Một số cái tên có thể kể đến như:
- An Bang Beach Hideaway Homestay.
- Jolie Villa Hoi An Homestay…
Để được trải nghiệm trọn vẹn không khí phố cổ mà không phải mất quá nhiều chi phí.
Ăn gì khi đi tham quan Phố cổ Hội An
Thưởng thức ẩm thực khi đi du lịch Phố Cổ Hội An cũng là một hoạt động quan trọng.
Đặc sản Cao Lầu
Món ăn nổi tiếng của Phố cổ Hội An đó chính là Cao Lầu. Món ăn kết hợp văn hoá ẩm thực của Nhật, Trung và Việt. Sợi Cao Lầu màu vàng do gạo làm Cao Lầu được trộn với tro của một loại cây ở địa phương. Nước xay gạo được lấy từ giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả nghìn năm và ăn kèm với rau sống lấy từ làng rau Trà Quế. Thế nên món Cao Lầu Hội An mang hương vị riêng duy chỉ nơi này mới có. Những nơi khác dù đã từng cố gắng làm món này nhưng vẫn không tạo được mùi vị như Cao Lầu làm tại Hội An. Hãy tìm đến những địa chỉ sau để được ăn bát Cao Lầu chuẩn vị: quán Không Gian Xanh ở số 687 Thái Phiên, Cao Lầu Thanh ở 26 Thái Phiên.
Cơm gà xé phây Hội An
Hay thưởng thức món cơm gà nức tiếng. Hạt cơm dẻo vàng ươm do được nấu với nước nấu gà thêm một ít bột nghệ. Thịt gà luộc xé phây được trộn chung với hành tây, rau thơm, đu đủ bào cùng nước mắm chua ngọt. Mọi thứ hoà quyện vào nhau tạo nên đĩa cơm gà đẹp mắt và hấp dẫn vô cùng.
Bánh mì kẹp thịt Hội An
Và không thể không tìm đến với bánh mì Hội An, thưởng thức “ổ bánh mì ngon nhất thế giới”. Một món ăn đường phố tưởng chừng đơn giản nhưng hầu hết khách du lịch muốn được thưởng thức khi đến với phố cổ. Không ngạc nhiên khi nhiều du khách không ngần ngại đứng xếp hàng chờ đợi để mua được bánh mì. Một số địa chỉ bán bánh mì đắt khách nhiều năm qua như Bánh mì Madam Khanh, Bánh mì Phượng. Ngoài ra, còn rất nhiều món ngon bạn có thể thưởng thức khi đến với Hội An.
Cafe check in ngắm phố cổ Hội An
Sau khi ăn uống no say, vui chơi mệt nghỉ. Bạn có thể tham khảo một số quán cà phê để ngồi lại ngắm nhìn thành phố, trò chuyện cùng bạn bè. Gợi ý cho bạn quán Mót Hội An, quán nhỏ nằm ở vỉa hè số 150 Trần Phú. Quán được rất nhiều bạn trẻ đến check-in cùng ly nước mót thanh mát. Còn có Cocobana số 16 Nguyễn Thái Học hay Hội An Roastery số 135 Trần Phú…
Lưu ý
- Vào mùa cao điểm, các dịp rằm, lễ tết là thời điểm Hội An đẹp nhất nên khách đến du lịch lúc này khá đông, để chuyến đi trong khoảng thời gian này diễn ra thuận lợi bạn nên đặt trước khách sạn.
- Cần cập nhật thường xuyên dự báo thời tiết tại điểm đến, nhất là vào mùa mưa để tránh một số tình huống bất ngờ như đi du lịch trong những ngày có bão lụt.
- Mang theo trang phục phù hợp cho chuyến đi và nhớ mang đầy đủ giấy tờ tuỳ thân cần thiết.
- Hội An – nơi thời gian lắng đọng, mang hơi thở của của miền ký ức cổ xưa. Từ bao giờ mà vẻ đẹp hoài cổ của từng góc phố nơi đây lại quyến rũ tâm hồn bao người khách phương xa đến như vậy? Hãy thử đặt chân đến đây một lần để tìm câu trả lời cho chính mình.
Các bạn có thể tìm hiểu các điểm du lịch ở Quảng Nam theo link bên dưới
- Bà Nà Hill
- Chùa Linh Ứng
- Cầu Rồng Đà Nẵng
- Núi Thần Tài
- Trượt Thác Hòa Phú Thành
- Cù Lao Chàm
- Thánh Địa Mỹ Sơn