Đền Đô Bắc Ninh đã trải qua nhiều triều đại, vã nhiều lần được tu sửa, mở rộng. Nơi đây không những là điểm tham quan tìm hiểu về lịch sử dân tộc hào hùng. Mà nơi đây còn là nơi khám phá kiến trúc cung đình với phong cách dân gian độc đáo. Cảnh quan thiết kế khắc trạm rất đẹp, phối họp rất hài hoà với thiên nhiên. Đi du lịch đến đây bạn sẽ thấy nhiều nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu phối với nghệ thuật khắc đá, gỗ, tạc tượng. Một phong cách kiến trúc rất riêng của triều đại nhà Lý không xen lẩn được với bất kỳ triều đại nào.
Giới thiệu sơ lược về Đền Đô
Đền Đô ngày xưa được gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Nó được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý.
- Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (Giai đoạn 1009-1028)
- Lý Thái Tông (Giai đoạn 1028-1054)
- Lý Thánh Tông (Giai đoạn 1054-1072)
- Lý Nhân Tông (Giai đoạn 1072-1128)
- Lý Thần Tông (Giai đoạn 1128-1138)
- Lý Anh Tông (Giai đoạn 1138-1175)
- Lý Cao Tông (Giai đoạn 1175-1210)
- Lý Huệ Tông (Giai đoạn 1210-1224)
Đền Đô có tổng cộng 21 công trình lớn nhỏ và được phân chia trong ngoài theo kiến trúc phong thủy tú địa sơn linh. Ngày 25/1/1991 Đền Đô Bắc Ninh được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin. Năm 2014, được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt với nhiều khu lăng mộ các Vua nhà Lý.
Đền Đô có gì mà hấp dẫn du khách
Kiến Trúc Đền Đô Bắc Ninh
Đền Đô có tổng diện tích rộng hơn 31.000m², với 21 hạng mục công trình. Bố cục kiến trúc chia thành 2 khu vực rõ rệt: nội thành và ngoại thành. Phần nội thành được thiết kế theo kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc. Tuy nhiên cả hai khu đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo và xây dựng rất công phu.
Cổng chính vào Đền Đô Bắc Ninh
Cổng chính vào đền với kết cấu 3 cổng, một cổng lớn với hai cổng phụ. Mái ngói âm dương tạo nên sự uy nghiêm khi vừa bước đến cổng Đền.
Ngũ Long Môn
Đây chính là cổng vào nội thành với hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Thể hiện sự uy nghiêm và quyền lực của triều đại.
Trung tâm khu nội thành
Đây là khu vực trung tâm là chính điện nơi thờ phượng chính. Bước vào chính điện đầu tiên bạn sẽ gặp là một cái nhà vuông gọi là Phương đình. Ngôi nhà với 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp theo là nhà Tiền tế với bảy gian rộng khoảng 220 m². Khu vực này là nơi thờ vua Lý Thái Tổ.
Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại là Chiếu dời đô với chiều cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét. Chiếu này được ban bởi vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”
Trong nội thành còn nhiều di tích khác như nhà chuyển bồng. Nhà được xây theo kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại. Các nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”. Nó đượx xây dựng vào năm 1605, tức năm Giáp Thìn với chiều cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm. Tấm bia do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Những nét đẹp rất riêng của Đền Đô Bắc Ninh
Thắng cảnh dòng sông Tiểu Tương
Xét về mặt phong thủy thì Đền Đô được tọa lạc ở nơi đắc địa, vượng khí, phong thủy tốt. Nơi mà được đánh giá là Liên hoa bát diệp, nghĩa là bông sen tám cánh tỏa sáng tâm Phật. Còn được ghi nhận là mảnh đất của rồng thiêng. Dân gian thường ca tụng bằng câu nói Địa linh nhân kiệt xuất nhập hanh thông, nghĩa là đất thiêng, người giỏi, ra vào may mắn. Trong cảnh vật phong thủy đẹp như vậy, không thể không kể đến dòng sông Tiêu Tương chảy qua trước mặt Đền Đô. Nơi đây có một góc nhìn triều tượng với cảnh quan cẩm tú, tụ cư. Điểm tham quan này là nơi các bạn đến chụp ảnh check in nhiều nhất ở đây.
Thủy Đình – thơ mông hơn cả cung đình Huế
Thủy đình là một tòa nhà có không gian rộng rãi với năm gian riêng biệt. Thủy Đình có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong nằm giữa hồ Bán Nguyệt. Thủy Đình được nối với bờ bằng một chiếc cầu đá cực kỳ đẹp. Thủy đình được làm bằng gỗ lim chắc chắn, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Đây là nơi thường diễn ra nghệ thuật múa rối nước và các lể hội dân gian.
Thủy đình đã từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là hình ảnh in trên tiền giấy thời ấy.
Nhà võ và nhà văn
Nhà võ và nhà văn có kiến trúc tương tự nhau. Nơi đây dùng để thờ các quan văn quan vỏ đã giúp giữ nước qua các tiều đại nhà Lý.
Những đường nét chạm khắc mang đậm nét kiến trúc nhà Lý ở Đền Đô Bắc Ninh
Đền Đô Bắc Ninh nổi tiếng với những công trình kiến trúc hoành tráng, hậu cung uy nghi. Trong đền với mùi hương trầm như lan toả khắp không gian thơm ngát. Nơi đây đã được các nghệ nhân nổi danh nhất thời ấy chạm ngọc khắc rồng. Đến đây bạn sẽ tự hảo về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng của dân tộc ta.
Lể Hội Đền Đô Bắc Ninh
Lễ hội đền Đô thường hay được tổ chức hàng năm vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 Âm lịch. Thời điểm này củng là ngày kỉ niệm Lý Công Uẩn lên ngôi vua và ban “Chiếu dời đô”. Lễ hội này đã trở thành truyền thống lâu đời ở đây. Nó ăn sâu vào đời sống người dân nơi này. Các bạn đến đây sẽ tham quan được các lể hội có một không hai ở Bắc Bộ.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Đền Đô
Đền Đô với tên gọi là Cổ Pháp, từ xa xưa đã được liệt vào làng tam cổ ở đây. Thuở ấy miền bắc rất nổi tiếng Cổ Bi, Cổ Loa, Cổ Pháp. Làng Cổ Pháp được cho là nguồn gốc của triều đình nhà Lý. Đất Cổ Pháp là nơi địa danh đẹp nhất Kinh Bắc với phong thủy vượng khí linh thiêng. Nó giúp triều đại nhà Lý kéo dài hơn 200 năm.
Đền Đô được khởi công xây dựng 3/3/1030 tức năm Canh Ngọ. Vị hoàng đế Lý Thái Tông đã nảy sinh ý tưởng xây đền vào một dịp về quê làm giỗ cha. Hiện đền đã được trung tu xây dựng lại rất nhiều lần. Trong đó lớn nhất là vào 1602, tức năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông. Nơi đây còn có khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Vào năm 1952, thời kỳ Pháp thuộc, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Đền Đô. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc của nó ngày xưa. Bản vẻ kiến trúc được các nhà nghiên cứu lịch sử căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ mà phác thảo lại.
Đền Đô nằm ở đâu?
Đền Đô Bắc Ninh thuộc xóm Thượng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nó cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc. Nơi đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng tâm linh di sản lịch sử văn hóa.
Giá vé và chi phí tham quan Đền Đô
Giá vé vào cổng tham quan đền đô là 30.000 đồng/ người. Tuy nhiên rất ít người tham quan tự túc, mà hâu như chi phí này được tính trong tour. Nơi đây chỉ là một điểm tham quan trong các tour hành trình khám phá di sản Việt Nam đất bắc.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Đền Đô
Khí hậu ở Bắc Ninh khá ổn định mang tính ôn đới mát mẻ quanh năm. Cho nên các bạn có thể đến đây tham quan bất kỳ thời điểm nào trong năm củng được. Nếu các bạn muốn đi tìm hiểu văn hóa lể hội di tích lịch sử ở đây thì đi vào tháng 1 – tháng 3. Còn tham quan chụp ảnh check in thì từ tháng 4 – tháng 5. Vì lúc này thời tiết khô ráo và đẹp, thuận lợi cho việc tham quan chụp ảnh ở Đền Đô Bắc Ninh.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Đền Đô
Đền Đô Bắc Ninh chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội gần 20km. Cho nên các bạn hoàn toàn có thể nên sử dụng xe máy hoặc đi buýt để di chuyển đến khu vực này. Nhưng nếu đi xe công cộng thì đến nơi bạn phải di chuyển bộ giữa các điểm du lịch là khá cực bạn nhé.
Xe máy
Xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, bạn di chuyển về hướng Ngã tư Sở đến đường Khuất Duy Tiến,bán đảo Linh Đàm. Sau đó chạy lên cầu vượt rồi đi thẳng đến Quốc Lộ 1B cho đến khi nhìn thấy biển báo cổng chào Thành Phố Bắc Ninh.
Xe buýt
Ở Hà Nội có khai thác tuyến xe buýt đi Bắc Ninh. Các tuyến hay chạy mang số 54, 203, 204 ở điểm trung chuyển Long Biên. Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ.
Ăn gì khi đi tham quan Đền Đô
Bánh đa kế
Bánh đa kế là món ăn được thực du khách khắp nơi ưa chuộng nhất. Bánh đa kế nướng lên thơm nức, cắn vào miếng bánh vừa có vị bùi của hạt mè, hạt lạc lại đậm đà của lớp gạo ngon. Chi phí giá thành bánh rất rẻ nên có thể vừa ăn vừa mua về làm quà cho gia đình bạn bè.
Bánh tẻ làng Chờ
Bánh tẻ làng Chờ dẻo ngon chứ không nhão, nát. Bánh có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân với sự nồng nàn của mùi lá. Chắc chắn bánh ở đây không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Bánh phu thê
Bánh phu thê được gói bằng những tấm lá dong giản dị. Bánh có độ dẻo của nếp, độ giòn giòn của đu đủ, vị ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa. Kết họp với vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường,… Bánh phu thê bạn có thể vừa ăn vừa mua về làm quà khi đi tham quan du lịch Đền Đô Bắc Ninh về.
Bánh khúc làng Diềm
Du lịch Đền Đô Bắc Ninh bạn không nên bỏ qua món bánh khúc làng Diềm. Bánh của làng diềm được chế biến từ rau khúc mọc ven bụi chứ không dùng bột có sẵn. Chính nhờ vậy nên bánh có vị bùi của lá khúc và ngậy béo của nhân đỗ thịt.
Ở đâu khi đi tham quan Đền Đô
Vì Đền Đô Bắc Ninh ở rất gần với Hà Nội, cho nên hầu như du khách đến đây đều có khách sạn tại Hà Nội. Nhưng nếu muốn ở lại trải nghiệm qua đêm tại Từ Sơn Bắc Ninh, thì ở đây củng đầy đủ khách sạn đáp ứng cho bạn.
- Jungle House Homestay. Địa chỉ: Từ Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh. Mức giá: 2.800.000 – 4.000.000 đồng/đêm.
- Zen villa. Địa chỉ: thôn Kiều, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mức giá: khoảng 2.288.000 đồng/4h
- Rosana Apartment. Địa chỉ: 16 Bùi Xuân Phái, phường Kinh Bắc, Bắc Ninh. Giá: 495.000đ – 620.000VNĐ đồng /đêm
- Queen homestay. Địa chỉ: 85 Nguyễn Đăng Đạo, Đại Phúc, Bắc Ninh. Giá: khoảng 380.000 đồng /đêm
- Asia Apartment Hotel Bac Ninh. Địa chỉ: 27N10 Lý Nhân Tông, quận Võ Cường, TP.Bắc Ninh. Mức Giá: khoảng 450.000 đồng /đêm
Lưu ý
Vì đi đến Đền Đô Bắc Ninh là đi tìm hiểu vẻ đẹp tâm linh và di tích lịch sử. Cho nên các bạn phải ăn mạt lịch sự khi đến đây. Đặc biệt các bạn nữ không được mặc áo hai dây, trể vai, váy ngắn..
Tham khảo thêm: vị trí Đền Đô. Các bạn xem thêm các điểm tham quan du lịch tại Bắc Ninh theo danh sách bên dưới: