Thác Pongour còn mang tên là thác bảy tầng, thác Thiên Nhai. Vì phía trên dòng chảy được tận dụng làm thuỷ điện nên thác Pongour không còn nhiều nước như trước. Tuy vậy, vẻ đẹp nơi thác nước vẫn không hề bị giảm đi.
Giới thiệu sơ lược về thác Pongour
Thác Pongour chia thành bảy tầng, cao khoảng 50, trải rộng hơn 100 m. Tháp được bao quanh bởi hệ thống rừng nguyên sinh lớn khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng. Nhìn từ xa, ngọn thác được hình dung như bậc tam cấp. Dòng nước trắng xoá từ từ đổ xuống từng bậc, bọt nước trắng xoá.
Thác Pongour có gì mà hấp dẫn du khách
Cảnh đẹp dọc đường đi
Du khách có thể đi theo con đường chính không quá dốc để xuống chân thác. Hoặc men theo con đường với nhiều bậc đá để xuống thác nhanh hơn. Từ chân thác, chắc chắn du khách sẽ choáng ngợp trước ngọn thác Pongour, thác bảy tầng. Khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên hiện lên rõ mòn mọt trong tầm mắt.
Nét đẹp vào mùa khô
Vào mùa khô, dòng nước hiền hoà từ từ đổ xuống như một dải lụa trắng tinh. Mềm mượt được trải dài từ đỉnh đầu ngọn thác buông lơi xuống mặt hồ bên dưới. Dòng nước tinh khiết càng nổi bật trên nền đá rêu phong làm ngất ngây lòng người.
Sự quyến rủ của mùa mưa nước lớn
Vào mùa mưa, dòng thác trở nên dữ dội hơn vì lượng nước lớn từ trên thượng nguồn đổ xuống nhiều. Nước và đá va mạnh vào nhau làm bột nước tung trắng xoá. Tiếng thác ào ào vang vọng cả một góc trời. Dù đứng không quá gần thác nhưng du khách cũng sẽ bị thấm lạnh bởi sức nước bắn mạnh mẽ.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về núi rừng
Thác Pongour đẹp nhất có lẽ là vào buổi sớm mai. Khi ngọn thác mơ màng tỉnh giấc, ánh sáng bình minh xua tan đi màn sương mờ ảo. Từng giọt nước, ghềnh đá sáng lấp lánh dưới nắng mai. Tiếng chim rừng ríu rít hòa nhịp với tiếng suối róc rách êm tai. Khu rừng nguyên sinh đang bao bọc lấy thác cũng vươn màu xanh thắm tươi của mình ra bắt đầu ngày mới. Thác Pongour và vạn vật xung quanh vào thời khắc này như hòa chung trình diễn một vũ điệu dưới nền nhạc vui tươi. Nếu bạn đã từng đến các ngọn thác khác ở Đà Lạt thì sẽ cảm nhận được vẻ đẹp khác hẳn của thác Pongour.
Lễ hội ở thác Pongour
Pongour là thác nước duy nhất tại Việt Nam có ngày hội riêng được tổ chức hằng năm. Lễ hội được người K’Ho tổ chức để tưởng nhớ ngày mất của nữ tù trưởng Kannai. Vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch là thời điểm diễn ra lễ hội. Nam thanh nữ tú từ khắp nơi đổ về trẩy hội mùa xuân.
Đến với lễ hội thác Pongour, du khách sẽ được hòa mình vào với thiên nhiên. Mọi người cùng nhau thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các điệu múa của người K’Ho. Cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ném còn, kéo co… Đây còn là dịp mà mọi người tìm hiểu, quen biết thêm nhiều người bạn mới.
Thiên đường săn ảnh độc ở thác Pongour
Với cảnh vật thiên nhiên quyến rủ cực kỳ thơ mộng. Thác Pongour không chỉ là điểm dừng chân nghỉ dưỡng mà là nơi chụp ảnh săn ảnh sống ảo siêu đẹp. Đã có rất nhiều bộ sưu tập đình đám xuất hiện trên các trang mạng xã hội hiện nay. Bạn hãy đến đây làm ngay cho mình một bộ sưu tập bạn nhé.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành thác Pongour
Nguồn gốc tên gọi
Pongour là cái tên đặt theo tiếng Pháp được phiên âm theo tiếng người K’Ho. Nó có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu về địa chất của người Pháp thì vùng đất này có nhiều chất kaolin. Theo truyền thuyết của người K’Ho thì cái tên Pongour mang nghĩa là bốn sừng tê giác.
Truyền thuyết về thác bảy tầng Pongour
Ngày trước, vùng đất này được cai quản bởi nữ tù trưởng người K’Ho tên là Kanna vô cùng xinh đẹp. Nàng không những xinh đẹp mà còn rất gan dạ, dũng cảm chẳng kém ai. Với biệt tài chinh phục thú dữ, nàng khiến cho bốn con tê giác lớn tuân lệnh dời non ngăn suối. Chúng khai phá nương rẫy để dân làng trồng trọt, chăn nuôi. Chúng còn trở thành chiến binh xung trận trong các cuộc chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Vì thế, cuộc sống nơi đây càng yên bình, ấm no.
Vào một ngày rằm tháng Giêng năm ấy, nàng Kannai trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác túc trực ngày đêm bên linh cữu nàng không rời nửa bước. Không ăn uống cho đến chết.
Bỗng vào một buổi sáng sớm, nơi nữ tù trưởng yên nghỉ có một ngọn thác đứng sừng sững. Làn nước trong xanh nhẹ nhàng chảy xuống chính là suối tóc dài của nàng Kannai. Những phiến đá xếp từ trên xuống nâng đỡ dòng suối đổ là những cặp sừng của đàn tê giác hóa thạch. Ngọn thác Pongour đẹp vô cùng ấy là đại diện cho sức mạnh đoàn kết, sự gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên rộng lớn.
Thác Pongour nằm ở đâu?
Thác nằm tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km, cách thành phố Hồ Chí Minh trên 270 km. Dù cách Đà Lạt khá xa nhưng vẫn không thể ngăn được sự hiếu kỳ của nhiều du khách. Và họ nhất định đi du lịch đến điểm tuyệt tác thiên nhiên này.
Giá vé tham quan thác Pongour
Giá vé cho người lớn là 20.000 đồng, trẻ em là 10.000 đồng. Tuy nhiên giá rất dể thay đổi theo nhu cầu khách du lịch, nên các bạn gọi 02633.675.202, để cập nhật bảng giá mới nhất. Quá rẻ để tham quan một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan thác Pongour
Thác Pongour trở nên đẹp nhất là vào mùa mưa. Khi ấy, nguồn nước đổ xuống nhiều làm các dòng chảy của thác đẹp hơn. Mùa mưa sẽ rơi vào tầm tháng 7 đến tháng 11. Bạn cũng nên đến thác Pongour vào buổi sáng để nhìn được quan cảnh đẹp nhất. Và tận hưởng bầu không khí trong lành.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến thác Pongour
Vì tham quan nhiều điểm khác nữa tại Đà Lạt nên đa phần khách du lịch sẽ lựa chọn ở tại các khách sạn, homestay nằm trong trung tâm thành phố. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, đi theo quốc lộ 20, qua cao tốc Liên Khương. Đến ngã ba gần chùa Quan Âm thì nhìn theo các bản chỉ dẫn bên đường để rẽ vào khu vực thác. Nếu bạn đi bằng xe máy thì sẽ phải gửi xe cách thác 15 phút đi bộ, bạn có thể đi bộ đến thác hoặc trả phí để đi bằng xe trung chuyển.
Ăn gì khi đi tham quan thác Pongour
Vì nằm trong khu du lịch nên gần thác Pongour có cung cấp các dịch vụ ăn uống. Du khách sẽ được phục vụ các món cơm lam, gỏi lá, rượu cần… Thưởng thức món ăn mang đậm bản sắc ẩm thực Tây Nguyên bên cạnh dòng thác hùng vĩ “đẹp nhất Đông Dương” một thời này thì còn gì bằng. Du khách cũng có thể tổ chức một buổi dã ngoại vui vẻ cùng nhau với. Ở đây có dịch vụ cho thuê đồ nướng nên bạn có thể mang theo đồ tươi sống để nấu nướng thoải mái.
Ở đâu khi đi tham quan thác Pongour
Tại huyện Đức Trọng có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ bình dân cho nên bạn sẽ thoải mái lựa chọn chổ lưu trú. Các bạn có thể lên google để search xem thêm các đánh giá về cơ sở lưu trú mình sắp thuê bạn nhé.
Lưu ý
Cung đường từ Đà Lạt đến thác Pongour sẽ có vài đoạn đổ đèo, ôm cua nguy hiểm nên phải hết sức chú ý an toàn. Bạn có thể trèo lên các bậc đá ở thác để chụp ảnh nhưng chỉ nên đến tới tầng 4. Không nên lên quá cao vì khá nguy hiểm do nước chảy mạnh, dễ trơn trượt. Có ý định tổ chức ăn uống bên cạnh thác thì phải luôn tuân thủ về giữ vệ sinh chung, nghiêm cấm mọi hành vi xả rác.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số điểm tham quan du lịch khác tại Đà Lạt bên dưới: