Tà Năng Phan Dũng là cung đường đang được review đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, đẹp thường đi đôi với hiểm trở. Cho nên cung đường này cũng đầy rẩy nguy hiểm và thử thách cho các phượt thủ. Vì cung đường này đa phần là tự đi và sẽ không có một ai hướng dẫn cho bạn cả.
Giới thiệu sơ lược về Tà Năng Phan Dũng
Tà Năng Phan Dũng có gì mà hấp dẫn du khách
Hành trình chinh phục Tà Năng Phan Dũng đẹp đến nao lòng
Hành trình xuất phát lượt đi
Để thực hiện chuyến trekking, bạn sẽ xuất phát từ Tà Năng – Lâm Đồng và kết thúc tại xã Phan Dũng, Tuy Phong, Bình Thuận. Ban đầu, bạn sẽ phải trải qua những con đường ngoằn ngoèo để đến được bìa rừng. Từ đó bắt đầu bước chân vào thực hiện chuyến thám hiểm của mình cùng đồng đội. Ai tham gia chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng này đều phải vượt qua những con dốc cao, những quãng đường dài và những ngã rẽ dễ gây nhầm lẫn. Bạn sẽ trèo đèo, vượt suối, đi xuyên qua những cánh rừng rậm rạp theo chỉ dẫn của người trưởng đoàn đầy kinh nghiệm.
Chặng đầu của chuyến hành trình, bạn sẽ ngắm nghía được vẻ đẹp nên thơ cùng những ngôi nhà gỗ nằm ẩn mình trong lòng thung lũng. Ngắm nghía một chút thôi rồi tiếp tục cất bước đến với ngọn đồi trước mặt. Nhanh để kịp dựng lều nghỉ qua đêm trước khi mặt trời lặn bóng. Vượt con dốc đứng khiến bạn mệt đến phờ phạc, mồ hôi mồ kê tuôn ướt đẫm. Thế nhưng làm gì đã xong đâu, nhẹ nhàng leo “vài” con dốc nữa, bạn sẽ biết được thế nào là nói không nên lời.
Cuối cùng thì hay cho câu “Cứ đi là sẽ đến”. Tốn kém bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu lần tưởng chừng bỏ cuộc. Dằn lòng kiên trì thêm một chút thì bạn sẽ nhận được món quà tuyệt vời. Đứng trên đỉnh cao bên cạnh cột mốc giao 3 tỉnh, bạn nhìn thấy bao la cao nguyên lộng gió. Cảnh rừng núi đẹp mê hồn đập vào tầm mắt. Những gian nan vừa qua sẽ trở nên đáng giá vô cùng.
Hành trình quay về
Gói ghém hành lý để về nhà thôi nào. Đường về chủ yếu là xuống dốc, đường dễ đi hơn nhiều. Đi qua suối, cánh đồng, băng qua cánh rừng rợp bóng mát. Không quá vội vã, khó nhọc như lúc đi lên nên đi đến bìa rừng lúc nào không hay.
Leo lên những chiếc xe ôm, xe du lịch chuẩn bị sẵn để trở về. Duỗi đôi chân mệt nhoài và kết thúc chuyến hành trình đầy gian nan trong hai ngày ngắn ngủi. Kể từ lúc ấy, bạn bắt đầu hoài niệm về chặng đường vừa qua. Hành trình này không hề dễ dàng. Đây sẽ là một chuyến đi của cảm xúc và trải nghiệm. Không dễ gì có được những ký ức như hành trình Tà Năng Phan Dũng mang lại cho chính bạn.
Vẻ đẹp của cung đường phượt Tà Năng Phan Dũng
Băng qua những cung đường xanh trong hành trình về với thiên nhiên. Bạn có thể ngắm được ngắm được mùa cỏ xanh hoặc mùa cỏ cháy tuỳ vào ngày bạn đến với Tà Năng. Cảnh sắc trên suốt cung đường mang vẻ đẹp rất riêng, tươi đẹp kỳ vĩ một cách lạ thường. Đến Tà Năng những ngày mùa mưa, thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12. Bạn sẽ thấy ở đây đẹp đến nhường nào. Trước mắt hiện ra bãi cỏ xanh mướt phủ kín quả đồi. Những đồng lúa tốt tươi vươn mình trên cánh đồng hay rừng xanh bạt ngàn đứng hiên ngang giữa đất trời.
Hay vào mùa cỏ cháy, những quả đồi trọc trải dài tít, đồng cỏ phủ màu úa vàng. Cây cối không còn xanh mơn mởn nữa mà trơ trọi vài chiếc lá xác xơ. Dù nhìn cảnh có đìu hiu thật nhưng vẫn không ngăn được nhiều cung bậc cảm xúc. Vẻ đẹp trong những tâm hồn yêu thích vẻ đẹp muôn màu của tự nhiên. Cắm trại trên ngọn đồi cao, cùng nhau ăn uống, hát hò. Bạn sẽ ngắm được những vì sao sáng rực trên nền trời và hưởng từng luồng gió Lâm Đồng se se lạnh. Nghe những câu chuyện đùa vui bất chợt của cùng những người đồng hành xa lạ thân thương.
Tà Năng có ma? Những câu chuyện ma tại Tà Năng Phan Dũng
Câu chuyện được viết nên từ một trải nghiệm thực tế của một người hành nghề Porter du lịch. Nó ly kỳ hấp dẫn với nhiều tình tiết nghe đến rợn cả da người.
Nghề Porter du lịch là gì?
Porter là những người làm nghề khuân vác các vật dụng nặng cho khách du lịch. Và họ củng là những người bạn đồng hành trong suốt chặng đường khám phá của bạn. Thực sự thì vẫn chưa ai rõ nghề porter có từ bao giờ. Nhưng theo một số người có thâm niên trong nghề cho biết thì nghề này phát triển từ những năm 1988-1990.
Hầu hết những người hành nghề Porter du lịch đều quen sống với núi rừng. Đặc biệt là chịu được gian khổ và vất vả, sức lực lại dẻo dai để có thể đi suốt chặng hành trình. Trách nhiệm của porter du lịch là phải vác tối đa 25kg vật dụng cho du khách. Thu nhập các Porter chừng một ngày được 100.000 đồng, cộng với tiền tuýp cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Những porter mới vào nghề, hoặc trẻ hơn thu nhập ít hơn, vì họ không được nhiều tour. Thu nhập hàng tháng chừng 1-2 triệu đồng.
Ly kỳ hấp dẫn những câu chuyện ma
Anh X là một porter có nhiều kinh nghiệm trong nghề chua sẽ. Mổi một đoàn du lịch thông thường có 5 – 6 người nhưng có đoàn có tới hơn 20 người. Đoàn nhỏ thì cần 1 – 2 porter, đoàn lớn thì ít nhất phải 3 porter, ở hai đầu và ở giữa để tránh bị lạc.
Anh X kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện tâm linh ma rừng ở Tà Năng. Du khách và các porter đều gặp phải cảnh tượng này rất đổi bình thường. Sự ly kỳ thường xuất hiện vào những lúc trời phủ mù sương và nhá nhem tối. Khi ấy tầm nhìn bị hạn chế rất nhiều, có thể người trong đoàn không nhìn thấy nhau. Anh X lúc ấy như có một ma lực vô hình đưa anh ấy đi đến một nơi xa nào đó. Bổng chợt sấm chớp ầm, anh X giật mình thì anh đã bị lạc với đoàn từ rất lâu. Việc bị ma rừng dùng ảo ảnh ảo giác để làm lạc mình thường xuyên xảy ra ở đây. Cho nên cần phải cố tỉnh táo để vượt qua ám ảnh này.
Nói đoạn anh X kể tiếp: Vào lúc đó, ma rừng đã dắt anh đi lạc, lại còn nhẫn tâm hơn lấy đi chiếc điện thoại dẫn đường của anh. Theo lệ thường vào lúc trời tối, các porter thường dùng điện thoại làm đèn pin. Cho nên du có rớt đi thì ánh sáng từ chiếc điện thoại bạn vẫn có thể tìm được. Tuy nhiên đợt này anh X không thể nào thấy được, anh vô vùng hốt hoảng và nghỉ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc tại đây sao?
Thần rừng xuất hiện
Trong lúc bối rối anh không biết làm gì ngoài việc cầu khấn bình an. Anh nhanh chóng mang đồ ăn ra bày và rót rượu khấn mời thần rừng giúp cho tìm thấy chiếc điện thoại vừa rớt. Vừa khấn xong anh nghe cái soạc trong lùm cỏ kế bên, một ánh sáng bắn vọt lên không trung. Anh đã tìm được chiếc điện thoại của mình, thế là anh đã tìm được lối thoát. Quả thật, ở Tà Năng bạn không được phép đùa giỡn. Và hãy nhớ rằng phải biết cầu khấn thần rừng khi gặp những trường họp tương tự như vậy nhé.
Khi thần rừng giận dữ
Khi đi khám phá Tà Năng Phan Dũng vào mùa mưa nó thực sự kinh hoàng hơn rất nhiều. Ở cung Đồi Lính, với lớp đất thịt cùng với đá sỏi nhỏ ngấm nước làm cho con đường trơn trượt rất khó đi. Những ai trót không tin vào thần rừng và có thái độ xem thường thì rất dễ bị trừng phạt và quật té.
Khi thần rừng giận dữ, các bạn có thể bị nhấn chìm hoặc cuốn trôi mất đi bởi những con sông suối ở đây. Thác Yavly, mưa to, lũ về làm nước dâng cao, con suối nó có thể cuốn trôi người nếu cố chấp đi qua. Anh X vẫn chưa thể nào quên lần chết hụt ấy. Khi đó mới vào nghề, anh không tin vào câu chuyện thần rừng lắm. Khi dẫn đoàn đi nhầm vào một đường cụt dẫn ra vách đá cheo leo với um tùm cây cỏ. Anh quyết phạt cỏ để thoát khỏi khu rừng này. Vì không khấn vái và trong lòng không có thành tâm, nên anh bị mém chút rơi xuống vực. Vì vực sâu nằm ẩn trong đám cỏ um tùm.
Từ đó trở đi anh không dám liều nữa. Trước khi đi anh cúng vái thần rừng rất kỷ, và phải nghiên cứu cung đường đi. Anh tâm sự, mình bị gì thì không sao, chứ mình phải có tâm với khách. Mình phải tin tưởng vào những việc tâm linh kia để còn giữ an toàn cho khách du lịch.
Chinh phục Tà Năng Phan Dũng phải có 1 lần trong đời
Nhiều người vẫn còn đắn đo, hỏi “Liệu rằng có nên thực hiện chuyến đi Tà Năng Phan Dũng hay không?”, “Nghe bảo chinh phục Tà Năng khó lắm”… Nếu bạn sẵn sàng qua đêm tại nơi không có chiếc giường mềm mại thân yêu. Bạn không sợ cực, không sợ nắng gió. Bạn không ngại lấm lem, không ngại cất bước, không ngại thiếu wifi, sóng điện thoại. Và quan trọng bạn muốn được thử thách bản thân, muốn được trải nghiệm những cung đường băng qua rừng núi. Và muốn tìm một phiên bản khác hơn của chính mình. Bạn nên một lần đi Tà Năng Phan Dũng.
Sẽ không có gì là dễ dàng nếu bạn không chịu bắt đầu. Bạn sẽ chợt nhận ra mình không hề nhỏ bé như bạn vẫn tưởng. Nên cho mình một hành trình đáng nhớ khi tuổi còn trẻ, khi đôi chân chưa mỏi nhừ. Sau khi trải nghiệm một chuyến Tà Năng Phan Dũng, bạn sẽ có một cách nhìn nhận cuộc sống khác hơn. Bạn sẽ biết cách để bản thân vượt qua mọi khó khăn như vượt qua những con dốc khó nhằn. Và nhìn về phía sau thấy bản thân đã đi xa như thế nào khi biết cố gắng.
Giới hạn chính là những bức tường vô hình mà ta tự xây dựng chắn trước mặt mình. Nếu không thử phá bỏ thì sao biết được sức của mình đến đâu. Và không có bước chân đầu tiên thì sẽ không thể có được hàng dấu chân in trên mọi miền. Hãy đi để biết thế giới bao la thế nào bạn nhé!
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Tà Năng Phan Dũng
Theo xu hướng phượt thủ khám phá của thời đại hiện năng. Giới trẻ cứ tìm tòi những nơi nào âm u như thâm sơn cùng cốc. Càng khó di chuyển, càng khó leo thì họ lại càng thích. Chính vì lẻ đó mà Tà Năng Phan Dũng một nơi bị bỏ quên rất nhiều năm hôm nay dậy sóng. Làn sóng du lịch trekking về đây ngày một nhiều làm cho bà con khu vực này có thêm ngành nghề để kinh doanh buôn bán.
Tà Năng Phan Dũng nằm ở đâu?
Có độ dài hơn 50 km, cung đường này trải dài qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tà Năng Phan Dũng được cho là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Hằng năm không ít lượt khách đổ về chinh phục cung đường này từ các bạn trẻ, cô chú trung niên dẻo dai hay các em học sinh.
Giá vé và chi phí tham quan Tà Năng Phan Dũng
Chi phí đi phượt cung đường Tà Năng Phan Dũng là 1.500.000 đống đến 2.000.000 đồng. Đây là chi phí bao gồm xe trung chuyển từ Tà Hine vào Tà Năng và từ Phan Dũng ra Liên Hương. Trong đó còn có các bữa ăn từ sáng ngày 1 đến trưa ngày 3 cùng với 2 chai nước 1,5 lít/người. Kèm theo một ít dụng cụ y tế, thuốc men, dụng cụ lọc nước; bảo hiểm du lịch. Và dĩ nhiên là có lều trại, tấm lót lều. Chi phí này là bao luôn anh chàng porter người dẫn đường mang đồ ăn và lều trại cho đoàn.
Thời điểm đẹp nhất để đi Tà Năng Phan Dũng
Vì nó là khu rừng rậm rất khó di chuyển, cho nên bạn tuyệt đối không nên trãi nghiệm vào mùa mưa. Bạn nên đi vào mùa nắng ráo để việc di chuyển trong rừng được an toàn hơn bạn nhé.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Tà Năng Phan Dũng
Các bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy theo quốc lộ 20 để đến huyện Đức Trọng Bảo Lộc. Sau đó để chắc ăn thì nên mua vé tour đi cho an toàn. Tôi xin chân thành khuyên bạn đi khám phá phải thuê thêm poster bạn nhé.
Ăn gì khi đi tham quan Tà Năng Phan Dũng
Đi phượt trong rừng thì thức ăn mì gói là hành trang mang theo dể nhất. Hoặc bạn có thể mang theo ít lương khô để khi dùng. Nếu bài bản bạn cứ mang theo thịt vào sâu trong rừng tổ chức một buổi tiệc nướng cùng bạn bè. Trong rừng sâu không có nhà hàng hay quán ăn nào đâu bạn nhé.
Ở đâu khi đi tham quan Tà Năng Phan Dũng
Cắm trại là giải pháp duy nhất để có thể trãi nghiệm qua đêm trong rừng. Các bạn đừng hi vọng có khách sạn hay nhà nghỉ ở đây nhé. Hãy khám phá nét đẹp của khu rừng về đêm trong chính chiếc lều của mình bạn nhé. Các bạn lên google mà xem thông tin thêm về ăn ngủ trong rừng nhé.
Lưu ý
- Cung đường này khá nguy hiểm và có nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Nên luôn luôn đi theo đoàn với những con người vững kinh nghiệm đi cung đường này, có thể đi theo tour.
- Tuyệt đối không được tách đoàn, phải bám sát đồng đội
- Mang theo đồ đạc gọn nhẹ, nước uống, thuốc và chỉ một ít đồ ăn nhẹ.
- Bạn nên rèn luyện sức khỏe, thể lực vài tuần trước khi thực hiện chuyến đi.
- Bạn có thể thuê xe bốc vác để vận chuyển đồ đạc, thức ăn để đỡ vất vả và chuyến đi an toàn hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số điểm tham quan du lịch khác tại Đà Lạt bên dưới: