Chùa Non Nước ở Ninh Bình không chỉ cầu khấn mà còn chụp hình đẹp

Chùa Non Nước Ninh Bình là một ngôi chùa nằm dưới chân ngọn núi Non Nước và bên bờ sông Đáy đầy trữ tình. Nơi đây bây giờ ngoài việc hành hương lễ Phật còn là điểm đến chụp ảnh độc của giới trẻ hiện nay.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Giới thiệu sơ lược về chùa Non Nước

Chùa Non Nước là một nơi trang nghiêm, và là đại diện Phật giáo cho một vùng quê thuộc tỉnh Ninh Bình. Chùa không đông đúc, không ồn ào tấp nập như nhiều ngồi chùa lớn khác ở Miền Bắc. Nhưng chùa luôn là điểm thu hút hàng ngàn khách thập phương khắp nơi về đây chiêm bái cầu khấn. Chùa được đã có từ thời vua Lý và bị sụp đỗ cho đến thời Trần được xây dựng lại với mục đích thờ Phật. Và tồn tại nổi tiếng cho đến tận bây giờ.

Chùa Non Nước Ninh Bình còn có tên gọi khác là Chùa Dục Thúy Sơn. Chùa Non Nước Ninh Bình có diện tích gần 2.000m². Với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, và được ví von là cửa biển có non tiên. Chùa với dáng cổ kính hàng trăm tuổi nhưng luôn mang trong mình vẻ linh thiêng, trầm mặc. Vật liệu xây dựng Chùa đều được làm hoàn toàn bằng đá, mái cong. Đến với Chùa các bạn phải trải qua 72 bậc thang đá rêu phong lồi lỏm với thời gian.

cảnh đẹp núi non nước
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chùa Non Nước Ninh Bình có gì mà hấp dẫn du khách

Tham quan nét văn hóa thả cá chép

Hệ thống cửa ra vào chùa một ở hướng bắc, một ở hướng đông nam. Cổng dân địa phương ra vào nhiều nhất là cổng Đông Nam với mặt giáp sông Đáy. Nơi đây củng là nơi dân làng thả cá chép để cỏng ông Táo về trời. Từ cổng này bạn có thể nhìn thấy cầu Ninh Bình, cầu Non Nước.

chụp ảnh tại chùa non nước
Ảnh sưu tập 123di.vn

Tham quan đỉnh núi Non Nước

Đỉnh núi này là một điểm khám phá yêu thích của các phượt thủ hiện nay. Hành trình băng qua 100 bậc đá để đến đỉnh. Đứng từ trên ngọn núi cao, nhìn xuống sẽ thấy cả một khung cảnh làng quê yên bình và rất đổi nên thơ. Đặc biệt hơn, các bạn có cơ hội thưởng thức 100 bài thơ vịnh của các nghệ nhân nổi tiếng. Tất cả các bài thơ được khắc khắc trên các mỏm đá rất cuốn hút.

Tham quan đền thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng ngay dưới chân núi rất linh thiêng. Đền thờ nhằm để tôn vinh công ơn của ông trong việc đã phát hiện ra ngọn núi đẹp này.

Tham quan lầu đón gió Nghinh Phong Các

Nằm ngay trên đỉnh núi Non Nước, nghinh phong các hay còn gọi là lầu đón gió. Đây là nơi mà các văn sĩ, thi nhân ngồi đàm đạo thơ văn ngày xưa.

Tham quan tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy

Anh hùng Lương Văn Tụy là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi thời kháng chiến chống Pháp. Lương Văn Tụy là người đã nhận có công cắm cờ búa liềm lên trên núi Non Nước vào ngày 7/11/1929. Nhằm tăng sự phấn khích đấu tranh của người dân nhân ngày kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Người dân nơi đây đã xây dựng tượng đài của anh, và củng đặt cho một số trường học nổi tiếng tại Ninh Bình.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Nguồn gốc và lịch sử hình thành chùa Non Nước

Chùa được xây dựng bắt nguồn tự ngọn núi Non Nước Ninh Bình. Vậy ngọn núi non nước có gì mà các bạn trẻ hành hương đến đây xây dựng nên ngọn chùa này.

Giới thiệu sơ lược về núi non nước

Núi Non Nước Ninh Bình có tên cổ là Dục Thúy Sơn. Được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất ở Ninh Bình. Và được nhà thơ Nguyễn Trãi ca tụng qua bài “Dục Thúy Sơn”.

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.
Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,
Bi khắc tiển hoa ban.

Lịch sử hào hùng của Núi Non Nước Ninh Bình

Ngày xưa núi Non Nước chỉ là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Nơi đây gắn liền với lịch sử chuyển giao chế độ quan trọng của nhà Đinh và nhà Lê. Tại chân núi, bến Vân Sàng, hoàng thái hậu Dương Vân Nga trao Long Bào cho tướng quân Lê Hoàn. Người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ Nhất.

Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần là người đầu tiên phát hiện ra vẻ đẹp của núi Non Nước. Cái tên Dục Thúy Sơn là do ông đặt và là nơi ngẩu hứng ngâm thơ của các danh sỉ thời bấy giờ. Dục Thúy Sơn mang nhiều áng thơ văn với hơn 100 bài vịnh của các danh nhân nổi tiếng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân. Hòn Non Nước được xem là vị trí trọng yếu chiến lược ở ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 10. Dọc đường lên núi vẫn còn nhiều di tích lô cốt với vết bom đạn thời chiến tranh. Trên đỉnh núi có tượng anh hùng Lương Văn Tụy. Người không sợ bom đạn, quyết vượt qua để dủng cảm cắm ngọn cờ búa liềm trên đỉnh núi.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chùa Non Nước Ninh Bình nằm ở đâu?

Chùa Non Nước Ninh Bình nằm dưới chân ngọn núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Chùa nằm ở giữa cầu Non Nước và cầu Ninh Bình và ngay ở trên ngã ba sông Vân và sông Đáy. Chùa cách Hang Múa 7km, cách Tràng An Hoa Lư gần 9km. Chùa nổi tiếng với non nước hữu tình quá đổi nên thơ đậm chất bắc bộ. Du khách đến đây tha hồ ngắm cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp làng quê miền Bắc. Sau đó chiêm bái Phật với mong muốn cầu bình an phát tài phát lộc.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Giá vé và chi phí tham quan chùa non nước Ninh Bình

Chùa Non Nước không thu tiền hành hương lễ Phật. Chùa mở rộng cánh cửa đón các phật tử về đây tu luyện và nghe kinh. Dân du lịch cùng nhờ thế mà được tham quan chụp ảnh không tốn phí. Nhưng nếu các bạn thấy xứng đáng, nên ủng hộ vào thùng công đức của chùa. Mục đích giúp chùa có đủ tiền kinh phí duy trì tu sữa ngôi chùa.

Thời điểm đẹp nhất để đi Chùa Non Nước Ninh Bình

Ninh Bình nay là trung tâm phát triển du lịch của cả miền Bắc. Cho nên để khai thác triệt để du lịch tối đa, chùa Non Nước mở cửa hằng ngày. Du khách có thể đến đây bất kỳ ngày nào trong năm. Nhưng để cảm giác thần tiên nhất, du khách nên đi vào dịp cuối năm, hoặc những ngày chí đông. Lúc này thời tiết còn cực kỳ se lạnh. Không còn gì tuyệt hơn khi ngắm nhìn một ngôi chùa cổ, một làng quê yen bình trong cái lạnh se se. Du khách củng có thể đi vào dịp tết để có thể tham gia được nhiều lể hội văn hóa nơi đây.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chùa Non Nước Ninh Bình

Đoạn đường từ Hà Nội đến Ninh Bình mất khoảng 90km. Đây là đoạn đường rất phù họp với các dân phượt bằng xe máy, vì nó không quá dài. Đường lại được sửa chửa bằng phẳng cực đẹp cho nên thời gian di chuyển chỉ mất hơn gần 2 giờ chạy xe. Các bạn cứ theo đường Giải Phóng Hà Nội, chạy qua Hà Nam cho đến địa phận Ninh Bình. Đến Ninh Bình rồi thì giao lại cho chị Google hướng dẫn các bạn nhé. Tham khảo: Vị trí Chùa Non Nước.

Chùa Non Nước Ninh Bình cổ kính
Ảnh sưu tập 123di.vn

Ăn gì khi đi tham quan chùa non nước Ninh Bình

Nếu bạn đi tham quan chùa, mình khuyên bạn nên dùng ẩm thực chay trong khuôn viên chùa. Hoặc ra trước chùa củng có 1 vài nhà hàng kinh doanh món chay. Ninh Bình có rất nhiều đặc sản ngon, nhưng hãy thành tâm hướng Phật bạn sẽ gặp nhiều may mắn.

Ở đâu khi đi tham quan chùa non nước

Tại xung quanh khu vực chùa có rất nhiều cơ sở lưu trú. Hệ thống khách sạn đầy đủ tiện ích cơ bản và giá cả cực kỳ bình dân. Đó là lý do mà bạn nên an tâm khi tìm đến đây tham quan du lịch.

Lưu ý

Nơi đây là điểm tâm linh, là cửa của Phật. Cho nên khi đến đây tham quan các bạn nhớ ăn mặc cực kỳ kín đáo. Đặc biệt các bạn nữ vui lòng không mặc váy và áo 2 dây. Các bạn nào muốn chụp hình thì nhớ mang theo mũ nón để ngừa nắng nóng.

cảnh sông nước rất thơ mộng
Ảnh sưu tập 123di.vn

Mọi tham khảo thêm một ngôi chùa đầy Tâm Linh của miền đất Bắc. Đó chính là => Chùa Tam Chúc ở Hà Nam. Hoặc các bạn có thể xem thêm các điểm đến tại Ninh Bình đang rất nỗi tiếng hiện nay theo link bên dưới nhé

  1. Hang Múa
  2. Đồng Cừu Ninh Bình
  3. Khu Du Lịch Tràng An
  4. Đầm Vân Long
  5. Suối Nước Nóng Kênh Gà
  6. Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình
5/5 - (31 bình chọn)

Trả lời