Chùa Bửu Long là nơi làm sống dậy phong chào chụp hình ở Sài Gòn

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) mang đậm phong cách kiến trúc Thái. Người dân tại thành phố Hồ Chí Minh gọi đây là chùa Thái Lan. Nơi đây mang đậm nét đẹp nguy nga như một cung điện. Người người nhà nhà đến đây vào dịp cuối tuần rất đông. Một số đến cầu nguyện, một số đến để tìm cho mình những tấm ảnh đẹp. Với kiến trúc chạm trổ, điêu khắc trên những bức tường rồng uy nghi. Nơi đây hứa hẹn là điểm check in sống ảo đẹp nhất nhì khu vực Sài Gòn. Bạn đã từng đến với Sài Gòn nhưng chưa một lần tìm đến đây thì quả là đáng tiếc cho bạn.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Giới thiệu sơ lược về Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) được thành lập từ năm 1942. Nó được trùng tu đầu tư xây dựng lại vào năm 2007. Chùa là công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp giữa tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn và văn hóa Đông Nam Á. Ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh. Du khách đến nơi này đều có thể thấy nó từ đằng rất xa. Quả thật nó rất nổi bật và rực rở với hình ảnh ngọn bảo tháp màu vàng nổi bật trên nền trời.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) khá độc đáo với kiến trúc ở xứ sở chùa vàng Thái Lan. Tuy nhiên vẫn mang đậm hồn Việt qua màu sắc văn hóa in đậm trên từng họa tiết chạm trổ. Chùa với khuôn viên bao bọc cây xanh, nên cho bạn cảm giác thật sự mát mẻ dể chịu khi đến đây. Nơi đây bây giờ trở thành điểm check in của du khách khi đi du lịch đến với Sài Gòn.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Trên thế giới, có nhiều nước xây dựng chùa theo lối kiến trúc này. Bao gồm các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Tích La (Sri Lanka), Việt Nam, Lào… Chính vì thế, khi du khách lần đầu đến đây có cảm nhận Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) khá giống các ngôi chùa ở Thái Lan.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) có gì mà hấp dẫn du khách

Mệnh danh là ngôi chùa không nhang khói

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) được mệnh danh là ngôi chùa không nhang khói. Mọi người đến tham quan nơi đây chỉ chiêm bái cầu nguyện chứ không thắp hương. Chùa với nét nguy nga, linh thiêng của chánh điện. Chắc chắn sẽ chinh phục những tâm hồn yêu cái đẹp từ cái nhìn đầu tiên. Chùa luôn thanh tịnh với tiếng chuông gió leng keng trên đỉnh tháp. Đâu đó vẳng tiếng nước róc rách từ hồ khu vực chánh điện. Chính vì vậy, bạn cần không được nói lớn tiếng hay đùa giỡn. Hãy giữ cho sự thanh thịnh và linh thiêng nơi đây thêm phần trang nghiêm.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) được bình chọn 1 trong 10 ngồi chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) ở Sài Gòn rất vinh dự khi được xướng tên trong 10 ngôi chùa có thiết kế đẹp nhất thế giới. Chùa không những thu hút được khách tâm linh, mà còn là thu hút bởi nét kiến trúc lộng lẫy, đẹp mắt. Đến Chùa du khách có thể lên lầu cao và nhìn ngắm toàn cảnh chùa. Các bạn có thể thấy một không gian xanh bao bọc ngồi chùa rất mát mẻ. Các bạn có cảm giác như đứng giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng. Vì đây là ngôi chùa lớn luôn hòa hợp được với nhiều cây cối xung quanh.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Khuôn viên Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) được trụ trì Thích Viên Minh thiết kế xây dựng. Ông dùng hồ nước xanh ngọc làm điểm nhất phía trước chánh điện một cách tĩnh lặng. Bảo tháp chính Gotama Cetiya có quy mô lớn nhất Việt Nam. Nó cao 56 m và có bốn tháp xung quanh. Ông dùng gam màu trắng làm chủ đạo, kết hợp cùng gam vàng rực rỡ ở phần chóp. Tổng quan ngôi chùa mang dáng vóc của các ngôi chùa Thái Lan.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Điểm check in sống ảo của thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) được chọn làm background sống ảo của giới trẻ phượt. được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi có cơ hội ghé chùa. Bảo tháp ngôi chùa có tổng sức chứa trên 2.000 người. Với rất nhiều nét kiến trúc chạm trổ rất tinh tế gây ấn tượng sâu sắc với du khách. Đến đây bạn dể dàng tìm cho mình một bức ảnh sống ảo độc đáo. Và bạn đừng quên chọn check in tại nhiều góc khác nhau.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Điểm chay tịnh ngồi thiền của người dân thành phố

Nơi đây được người dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cư dân khu vực nói riêng chọn làm điểm thiền. Họ đến đây không chỉ thiền và còn tham gia câu lạc bộ chay tịnh để thanh lọc cơ thể. Hoặc họ đến đây để trút bỏ mọi muộn phiền của thế sự để hòa mình vào khung cảnh bình yên. Tất cả như tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả ngoài kia. Để tìm về với chính bản thân mình sau bao nhiêu bôn ba cuộc sống.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Những điểm tham quan du lịch gần Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ này là điểm nhấn cho du lịch Sài Gòn. Nơi đây bao xung quanh khu nhà thờ cổ kính, rêu phong và đậm tính lịch sử. Nó được bao quanh bởi những tòa nhà chọc trời, hiện đại và sầm uất hơn . Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp. Tất cả vật liệu xây dựng nơi đây đều được mang từ Pháp qua. Nơi đây có cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Và đây củng là thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn. Và là niềm tự hào của người dân thành phố.

Nhà thờ Đức Bà
Ảnh sưu tập 123di.vn

Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng còn có tên gọi khác là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Điều đặc biệt ở Bến Nhà Rồng là nóc nhà gắn hình rồng. Ở giữa có mang chiếc phù hiệu đầu ngựa và chiếc mỏ neo.

Bến Nhà Rồng
Ảnh sưu tập 123di.vn

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Khu phố đi bộ Nguyễn Huệ là biểu tượng cho người dân thành phố. Nó hiện đang là con đường vô cùng sôi động. Hai bên đường Nguyễn Huệ có rất nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp. Nơi đây còn mang hơi thở kiến trúc cổ châu âu. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây đầy sắc hoa. Vì con đường Nguyễn Huệ được biến thành con đường Hoa Xuân.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ảnh sưu tập 123di.vn

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là ngôi chợ nằm giữa lòng trung tâm thành phố. Nó được coi là một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến động của lịch sử qua các thời kì. Đây là một trong những biểu tượng du lịch nổi bật nhất khi đi du lịch ờ Sài Gòn. Ghé thăm chợ Bến Thành bạn sẽ tha hồ lựa chọn quần áo, giày dép, những món đồ lưu niệm đặc sắc…

Chợ Bến Thành
Ảnh sưu tập 123di.vn

Khu du lịch Suối Tiên

Khu du lịch Suối Tiên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn. Đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh. Có rất nhiều khu vui chơi giải trí vô cùng hút khách, đặc biệt là vào mùa hè.

Khu du lịch Suối Tiên
Ảnh sưu tập 123di.vn

Công viên nước Đầm Sen

Công viên nước Đầm Sen là điểm hút du khách vào dịp hè nóng bứt. Nơi đây với nhiều trò chơi hấp dẫn ở dưới nước. Bạn sẽ được tận hưởng những giây phút tuyệt vời, thú vị bên người thân thông qua các trò chơi hấp dẫn, vừa mạo hiểm.

Công viên nước Đầm Sen
Ảnh sưu tập 123di.vn

Tòa nhà Bitexco

Là tòa nhà cao thứ 3 của Việt Nam. Nó là biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm chụp ảnh check in quen thuộc của các bạn trẻ khi tới đây. Kiến trúc tòa nhà giống như búp sen vươn cao. Điểm nhấn là sân đỗ cho trực thăng. Tòa nhà Bitexco có view hoàn hảo để ngắm trọn vẹn thành phố từ trên cao. Và từ đây có thể thấy những công trình tiêu biểu nhất của thành phố.

Tòa nhà Bitexco
Ảnh sưu tập 123di.vn

Nguồn gốc và lịch sử hình thành chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long ngày xưa được dân Sài Gòn gọi với cái tên là Thiền viện Tổ đình Bửu Long. Đây là một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam tông. Chùa được thành lập do cư sĩ Võ Hà Thuật vào năm 1942. Vì quá lâu năm dẫn đến mục nát. Vào năm 2007, chùa chính thức được đại tu sửa và xây xây dựng. Với lối kiến trúc Thái Lan pha chút Ấn Độ nhưng không bỏ phong cách Việt Nam thời Nguyễn. Nơi đây nhanh chóng dành được cảm tình từ Phật tử đến các bạn trẻ Sài Thành.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) nằm ở đâu?

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai. Địa chỉ số: 81 Nguyễn Xiển Phường Long Bình Quận 9. Nơi này cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Giá vé và chi phí vé tham quan Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) không bán vé khi vào tham quan. Đến nơi đây bạn chỉ mất vé giữ xe khoảng 10.000 đồng/ xe máy. Ngoài ra bạn có lòng thành thì có thể quyên góp tiền công đức. Giờ mở cửa nơi đây buổi sáng từ 09:00 AM đến 11:00 AM. Chiều tứ 14:00 PM đến 21:00 PM. Lưu ý chùa sẽ không đón khách từ 11:00 AM đến trước 14:00 PM.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Thời điểm đẹp nhất đi tham quan Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Để tham quan nơi đây, bạn nên đến đây vào buổi chiều cuối tuần. Vừa có thể đi dạo trong chùa, vừa chụp hình vừa thả hồn cho thảnh thơi. Vì nơi này nằm cách xa trung tâm thành phố, tách biệt khỏi phố thị đông đúc xô bồ. Xung quanh lại được bao bọc giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng. Phần lớn diện tích ngôi chùa được chiếm bởi cây xanh. Cho nên nơi này rất phù họp cho thiền và nghỉ dưỡng.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Đi tham quan chụp ảnh tại Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) có tổng cộng 3 cách. Vì nó xuất phát từ 3 điểm khác nhau.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Xuất phát từ ngã tư Thủ Đức

Từ ngã tư Thủ Đức, bạn rẽ phải vào đường Lê Văn Việt. Tiếp tục di chuyển thêm khoảng 4,5km đến cuối đường. Bạn gặp Ngã ba Mỹ Thành, rẽ phải vào là đường Nguyễn Văn Tăng. Di chuyển tiếp thêm 2km gặp ngã rẽ về phía bên phải. Bạn sẽ thấy đường Nguyễn Xiển. Bạn di chuyển thằng tiếp tục và bạn gặp trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Tăng. Từ điểm này bạn đi thêm 1km nữa là thấy Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda).

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Xuất phát từ hầm Thủ Thiêm

Từ hầm Thủ Thiêm, bạn di chuyển thẳng về đại lộ Mai Chí Thọ. Bạn tiếp tục rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định và di chuyển thêm 700m. Sau đó quẹo trái vào đường Nguyễn Duy Trinh. Đến cuối đường Nguyễn Duy Trinh sẽ là đường Nguyễn Xiển, bạn chạy thẳng cho hết đường này rồi sau đó rẽ tay phải. Di chuyển tiếp khoảng thêm 3km nữa là đến nơi.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Xuất phát từ Suối Tiên

Từ Suối Tiên bạn dọc theo Xa lộ Hà Nội. Bạn di chuyển chừng 2,5km gặp Cây xăng Hiệp Phú 2. Điểm này nằm tại Ngã ba đường mới nằm bên phải xa lộ Hà Nội. Bạn hãy rẽ vào Ngã ba đường mới, đi hết đoạn đường ngắn này chừng 1,5km. Sau đó bạn bắt gặp đường Nguyễn Xiển cắt ngang trước mặt. Bây giờ thì rẽ phải một chút qua cầu Đồng Tròn. Bạn tiếp tục đi thêm 700m sẽ thấy Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) nằm bên phải đường.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Ăn gì khi đi tham quan Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)

Tại đây có rất nhiều món ăn chay, phục vụ cho các bạn nào muốn tìm hiểu âm thực chay. Món ăn đa dạng, giá cả phải chăng. Đến nơi đây du khách hoàn toàn không sợ bị chặt chém như các khu du lịch khác.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Ở đâu khi đi tham quan chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long thuộc khuôn viên nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên bạn cứ yên tâm là không bao giờ thiếu điểm lưu trú qua đêm nhé. Một thành phố lớn của cả nước chắc chắn có đủ mọi loại hình dịch vụ cho bạn chọn lựa. Bạn cứ mạnh dạn xách ba lô lên và đi không lo nghỉ vấn đề này bạn nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin lưu trú gần đây trên trang google bạn nhé.

Lưu ý

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda) là chốn thanh tịnh. Nó tỉnh lặng với tiếng chuông gió leng keng trên đỉnh tháp và tiếng nước róc rách từ hồ khu vực chánh điện. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý đi nhẹ nói khẽ, giữ gìn trật tự chung khi đến thăm nơi này. Đặc biệt, những bạn nào mà muốn leo lên lầu cao và nhìn ngắm toàn cảnh chùa. Phải cam kết và tuân thủ quy định ăn mặc kín đáo, không mặc quần đùi và váy ngắn.

Chùa Bửu Long (Bửu Long Pagoda)
Ảnh sưu tập 123di.vn

Các bạn có thể xem thêm điểm chụp hình sống ảo siêu nét tại Quận 12 => Tu Viện Khánh An. Hoặc một số điểm du lịch ở Sài Gòn các bạn có thể quan tâm như bên dưới

  1. Chùa Giác Lâm
  2. Bảo Tàng Áo Dài
  3. Suối Mơ Quận 9
  4. Chùa Bà Thiên Hậu
  5. Công Viên Cá Koi
  6. Công viên Cát Quận 4
  7. Cần Giờ
  8. Tu Viện Khánh An
5/5 - (102 bình chọn)

Trả lời